Đem Lại Nguồn Thu "Khủng" Cho Doanh Nghiệp Nhờ Vào Scent Marketing?
Th 3 24/09/2024
8 phút đọc
Nội dung bài
viết
Scent Marketing là gì?
Bạn đã bao giờ bước vào một cửa hàng và bất chợt cảm thấy thật dễ chịu, muốn ở lại lâu hơn chưa? Hoặc có khi bạn nhớ mãi mùi hương đặc trưng của một thương hiệu nào đó?
Mùi hương yêu thích 2024_Nguồn: Pinterest
Đó chính là sức mạnh của tiếp thị mùi hương. Gọi nôm na đó là Scent Marketing( là một chiến lược marketing sử dụng mùi hương như một công cụ để tác động đến cảm xúc, hành vi và quyết định mua hàng của khách hàng. Bằng cách tạo ra một trải nghiệm cảm giác đa chiều, các doanh nghiệp có thể xây dựng một hình ảnh thương hiệu độc đáo, đáng nhớ và nâng cao hiệu quả kinh doanh.)
Các công ty đã xây dựng thương hiệu và định vị bản thân nhờ vào Scent Marketing như thế nào?
1. "Đánh" vào khứu giác người tiêu dùng
Tiếp thị mùi hương tiếp cận người tiêu dùng bằng cách phát triển mùi hương độc quyền. Mỗi thương hiệu sẽ tạo ra một mùi hương độc đáo riêng, chỉ mình sở hữu. Dựa trên phân tích đối tượng khách hàng về độ tuổi, sở thích, nhãn hàng sẽ lựa chọn mùi hương phù hợp nhất với hình ảnh và giá trị cốt lõi của mình.
Kích thích mùi hương bằng hương hoa_Nguồn: Pinterest
Lí do đằng sau hiệu quả của tiếp thị mùi hương là nhờ vào một "đường dẫn trực tiếp đến não bộ". Cụ thể, thông tin về mùi hương được truyền trực tiếp đến hệ viền - phần não bộ liên quan đến cảm xúc và trí nhớ. Con đường này ngắn và nhanh, giúp tạo ra những liên kết mạnh mẽ giữa mùi hương và những trải nghiệm, cảm xúc đi kèm.
Theo thống kê, khách hàng thường có xu hướng ghi nhớ gấp 100 lần khi ngửi thấy một thứ gì đó. Thậm chí, 59% khách hàng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn tại một cửa hàng có mùi thơm dễ chịu và ấn tượng. Điều đáng kinh ngạc hơn là một người có thể liên kết mùi hương với trí nhớ chính xác đến 65% trong vòng 12 tháng.
2. Kết nối được khách hàng với sản phẩm thông qua mùi hương
Trên thực tế mỗi mùi hương đều tượng trưng cho một thông điệp cảm xúc riêng biệt. Ví dụ, mùi hoa oải hương mang lại cảm giác thư giãn, trong khi mùi gỗ đàn hương gợi lên sự sang trọng.
Hương Lavender thư giãn_Nguồn: Pinterest
Nếu công ty bạn đang làm về dịch vụ thẩm mỹ, sao không thử sở hữu cho mình một lọ tin dầu để phòng khách thật sang trọng với mùi thơm gỗ đi nào. Hiện tại nhà Muse đang có hai sự lựa cho các bạn đó là sage and wood và palo santo là hai mùi hương sang trọng, quí phải. Đại diện cho sự tinh tế và đẳng cấp để phù hợp cho các không gian sang trọng như vậy. Điều đó cũng tương tự với các văn phòng đại diện, khách sạn, cửa hàng oto, gym, bất động sản,...
PARK HYATT.-Khách sạn Park Hyatt sử dụng mùi thơm với sự kết hợp của hoặc hương, cam, gỗ hoàng đàn để tạo nên mùi thơm sang trọng tại các sảnh đón khách của họ.
CHICLAND- Sự kết hợp giữ nhài, táo, cedawood tạo ra một mùi hương nhẹ nhàng với ấn tượng mượt mà trong không gian hiện đại như viên ngọc sapphire.
3. Điều khiển hành vi khách hàng
Theo nghiên cứu các cửa hàng thời trang thường sử dụng những mùi hương hoa cỏ để khuyến khích khách hàng thử đồ, từ đó thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đồi thành mua hàng. Như mùi chanh cam tươi mát tạo cảm giác sạch, hay hương hoa mẫu đơn thoang thoảng tạo cảm giacs tò mò cho khách hàng.
Mua sắm của các bạn trẻ_Nguồn: Pinterest
Hầu hết tâm lí của khách hàng trong tình huống này là do mùi hương hoa cỏ tươi mát trong cửa hàng thời trang đã tác động đến hành vi của khách hàng thông qua việc tạo ra một trải nghiệm mua sắm tích cực, thoải mái và đáng nhớ. Điều này không chỉ thu hút khách hàng mà còn khuyến khích họ ở lại lâu hơn và có khả năng mua sắm cao hơn.
4. Tăng sự hài lòng cảu khách hàng
Theo những nghiên cứu hành vi khách hàng, lượng khách hàng có độ hài lòng và muốn quay lại cửa hàng khi được cảm thấy thoải mái và được phục vụ tốt rất cao, cứ 10 khách vào cửa hàng thì sẽ từ 3-5 người sẽ có mong muốn trở lại.
Khách hàng lại được chia thành hai loại chính như:
Cửa hàng thời trang_Nguồn: Pinterest
-Khách hàng trung thành (Loyal customer): Là những khách hàng thường xuyên mua hàng và có độ gắn kết cao với thương hiệu. Đối với dạng khách hàng này, có đặc điểm dễ nhớ nhất là họ có xu hướng mua sản phẩm/dịch vụ của bạn một cách đều đặn, thậm chí trở thành thói quen tiêu dùng. Khách hàng trung thành thường sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho sản phẩm/dịch vụ của bạn so với khách hàng mới. Khách hàng trung thành thường sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho sản phẩm/dịch vụ của bạn so với khách hàng mới, họ sẵn sàng lên tiếng bảo vệ thương hiệu khi có ý kiến trái chiều.
-Net Promoter Score (NPS): Là một chỉ số đo lường mức độ hài lòng của khách hàng và khả năng giới thiệu cho người khác. Đặc điểm nổi bật nhất của khách hàng có NPS cao. Họ không chỉ mua hàng của bạn mà còn tích cực giới thiệu cho người khác, họ thường để lại những đánh giá tích cực trên các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội. Họ sẵn lòng chia sẻ ý kiến, góp ý để giúp bạn cải thiện sản phẩm/dịch vụ và khi có vấn đề xảy ra, họ thường tìm đến bạn để được hỗ trợ chứ không công khai trên các diễn đàn.
Vì sao cần quan tâm đến hành vi của khách hàng trung thành và khách hàng có NPS cao?
Chúng ta hình dung một cửa hàng mà mọi người đều yêu thích và thường xuyên ghé thăm. Tại sao cửa hàng đó lại thành công như vậy? Chính là nhờ có những khách hàng trung thành, những người luôn ủng hộ và tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ của cửa hàng.
Vậy lý do cụ thể cho vấn đề này là do đâu?
Tiệm bánh yêu thích 2024_Nguồn: Pinterest
1. Tăng doanh thu
Khách hàng trung thành thường xuyên mua sắm, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho doanh nghiệp. Họ cũng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho những sản phẩm mới hoặc dịch vụ cao cấp hơn. Một doanh nghiệp vẫn mong muốn có được một lượng khách hàng trung thành hơn là có thêm những khách hàng mới, khách hàng mới và tiềm năng rất quan trọng nhưng những khách hàng có xu hướng quay lại lần 2,3 lại giúp doanh thu có phần ổn định hơn mỗi khi có bộ sưu tập mới vvv.....
2. Tạo dựng thương hiệu
Khách hàng trung thành chính là những "đại sứ thương hiệu" miễn phí. Họ sẽ giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn cho bạn bè, người thân, giúp bạn mở rộng thị trường. Cứ một người giới thiệu cho 10 người, sau đó 10 người khác lại giới thiệu cho 10 người nữa thì số lượng cứ được nhân cao gấp đôi, "tiếng lành đồn xa" từ đó chúng ta sẽ đỡ được một khoảng PR.
3. Xây dựng lòng trung thành cho khách hàng
Khách hàng có xu hướng quay lại khi được cảm giác trân trọng và phục vụ một cách chu đáo. Họ cần lắng nghe, đôi khi là tâm sự tâm tình "thỏ thẻ" để tìm ra móng muốn cuối cùng của mình. Đảm bảo được 10 lần như 1 chúng ta phải có thái độ lịch sự và chuyên nghiệp phục vụ khách hàng, bên cạnh đó dịch vụ và sản phẩm của chúng ta phải chất lượng mới làm lòng tinh của họ tăng lên. Từ đó họ có xu hướng quay lại nhiều lần!
Kết Lại
Scent Marketing mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích, và điều này là cần thiết cho một doanh nghiệp hay một thương hiệu đang trong bước đầu xây dựng thương hiệu của mình. Hi vọng qua bài viết trên đã cho các bạn phần nào hiểu rõ hơn về mùi hương cua rthuowng hiệu quan trọng như nào, từ đó tìm ra được một mùi hương đặc biệt của riêng mình nhé!
Và cũng đừng quên nhấn follow kênh Facebook và Instagram của The Muse. Vì ở đây chúng mình luôn quan tâm đến cảm xúc và những trải nghiệm của khách hàng để cung cấp các set quà tặng nến thơm cao cấp cho doanh nghiệp.
ThemeSyntaxError